Từ năm 2012 đến năm 2017, EC và Việt Nam thực hiện tiến trình đối thoại thường niên về thực hiện quy định về IUU, theo đó hàng năm các đoàn của EC sang Việt Nam để trao đổi, kiểm tra việc thực hiện quy định này và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện hệ thống quản lý nghề cá của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về khai thác IUU.
1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Ngày 28/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 732 về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác trái phép ở Vùng biển nước ngoài. Nội dung công điện nhấn mạnh tới: (1) trách nhiệm của chủ tịch UBND tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và người đứng đầu chính quyền các cấp trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng vi phạm. (2) Bắt buộc Tàu cá khai thác hải sản xa bờ phải lắp thiết bị giám sát hành tr.nh theo quy định của pháp luật Việt Nam, mở máy hoạt động 24/24 giờ để cơ quan chức năng quản lý, giám sát.
- Ngày 21/11/2017, Quốc hội đã thông qua Luật số 18/2017/QH14 quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản (gọi tắt là Luật thủy sản 2017). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày kể từ ngày 01/01/2019. Đặc biệt, về khai thác thủy sản và quản lý tàu cá (Chương IV và V), Luật mới đã tập trung vào 9 khuyến nghị của EC. Trước hết là về cấp phép khai thác thủy sản (Điều 49) Luật quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng khai cho phép khai thác và đánh giá nguồn lợi thủy sản cho các địa phương. Đặc biệt, Luật Thuỷ sản 2017 đã luật hóa các nội dung liên quan đến chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) trong đó có khuyến nghị của Ủy ban Châu âu (EC).
- Để triển khai các giải pháp cấp bách nhằm sớm tháo gỡ cảnh báo của EC về khai thác IUU, giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt Nam, ngày 13/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 45/CT-TTG yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển thực hiện nghiêm các quy định chống khai thác IUU.
- Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 (dự kiến sẽ ban hành trong tháng 12/2017).
- Phê duyệt Dự án Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II để giám sát các tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển, chống khai thác IUU.
- Phê duyệt Đề án gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc, Hiệp định biện pháp của các quốc gia có cảng của FAO.
- Ban hành Nghị định thay thế Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, trong đó có quy định cụ thể các hành vi phạm IUU đã được quy định trong Luật Thủy sản năm 2017.
- Ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Thủy sản năm 2017, tập trung quy định, hướng dẫn các nội dung khuyến cáo của EC về khai thác IUU.
2. Bộ NN&PTNT:
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nhiều lần trao đổi thư với Ủy ban Châu Âu và làm việc với Đại sứ EU tại Hà Nội về việc thực hiện của Việt Nam đối với các khuyến nghị của EC về IUU; đồng thời đề nghị EC tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện các quy định về IUU.
- Bộ Ngoại giao, Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan tích cực đẩy nhanh tiến độ trình Chính phủ để hoàn tất thủ tục Việt Nam gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc và Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của FAO.
- Tổng cục Thủy sản, các cơ quan, đơn vị của Bộ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội trong việc thẩm định dự thảo Luật Thủy sản sửa đổi, trong đó có nội dung quy định về IUU theo khuyến nghị của EC.
- Đồng thời, đã nghiên cứu, xem xét dựa trên điều kiện thực tế của Việt Nam, qua đó đã triển khai sửa đổi một số điều khoản trong Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật; xem xét việc quy hoạch lại đội tàu khai thác phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý tàu cá, luật hóa lực lượng kiểm ngư, tổ chức đồng bộ hệ thống kiểm ngư từ trung ương xuống địa phương ven biển trên cơ sở tổ chức lại lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản; tiếp tục triển khai mạnh các giải pháp nhằm hạn chế tàu cá Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài; điều chỉnh lại việc giao quyền xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản.
- Gửi Công thư số 222/ICD-MARD ngày 15/11/2017 tới EC cập nhật t.nh h.nh sửa Luật Thuỷ sản theo các khuyến nghị của DG-MARD, trong đó kèm theo bản so sánh các khuyến nghị của DG-MARE.
- Ban hành Kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về khai thác IUU; trong đó đặc biệt tập trung sửa đổi Luật Thủy sản phù hợp với các nguyên tắc, quy định quốc tế và khu vực cũng như các khuyến nghị của EC về IUU (Quyết định 4840/QĐ-BNN-TCTS ngày 23/11/2017).
- Rà soát, xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi), trong đó ưu tiên các văn bản có nội dung về quản lý khai thác IUU để đáp ứng yêu cầu của EC, đảm bảo văn bản dưới luật có hiệu lực thi hành cùng thời điểm Luật Thủy sản (sửa đổi) có hiệu lực vào 1/1/2019.
- Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ: Thông tư 50 ngày 30/12/2015 quy định về việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác; Thông tư 25 ngày 10/5/2013 và Thông tư 26 ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác điều tra, công bố trữ lượng nguồn lợi hải sản nhằm quy hoạch, tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản trên các vùng biển phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi hải sản. - Ban hành danh mục các loài hải sản cấm khai thác và tổ chức thực hiện việc cấm khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ đối với các loài Hải sâm, Trai tai tượng; kiểm soát chặt chẽ việc không phát triển tàu cá làm nghề lưới kéo.
- Chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư phối hợp với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, xử phạt nghiêm các hành vi khai thác IUU.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm khai thác tại các địa phương; hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để kiểm tra, giám sát tàu, sản phẩm, nguyên liệu thủy sản khai thác bất hợp pháp nhập khẩu vào Việt Nam để tái xuất sang các nước.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn đàm phán, đối thoại với EC, bảo đảm cung cấp, tiếp nhận thông tin đầy đủ, kịp thời trong việc triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về khai thác IUU. Đàm phán và hợp tác các nước về nghề cá và kiểm soát các hành vi khai thác bất hợp pháp.
- Chủ trì hướng dẫn các địa phương xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nghề cá theo hướng tích hợp các thông tin về tàu cá, giấy phép khai thác, nhật ký khai thác và sản lượng lên bến để quản lý nghề cá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác.
- Tổ chức Hội nghị về công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú b.o cho tàu cá toàn quốc vào ngày 7/12/2017 tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Ban hành văn bản số 10284/BNN-TCTS gửi UBND tỉnh Quảng Ng.i về việc tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi vi phạm vùng biển Úc và Pháp.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình truyền thông về khai thác IUU nhằm nâng cao nhận thức và hành động, tạo chuyển biến thật sự trong thực hiện các quy định, khuyến nghị của EC về khai thác IUU.
3. Tổng cục Thủy sản
- Là đơn vị triển khai Kế hoạch hành động của Bộ về một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về IUU.
- Họp và phân công công việc triển khai các nội dung cụ thể của Bản kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về khai thác IUU tới các đơn vị.
- Kiện toàn Tổ công tác kỹ thuật khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu về khai thác IUU tại Quyết định 1096/QĐ-TCTS-VP ngày 27/11/2017; gồm có Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản; Tổng cục Thủy sản), Hội Nghề cá và Hiệp hội Vasep.
- Dự thảo tờ trình Thành lập Tổ công tác liên ngành về IUU do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường làm Tổ trưởng, Thứ trưởng Vũ Văn Tám là Tổ phó thường trực trong đó có sự tham gia của các Bộ ngành có liên quan (Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin truyền thông, Hội Nghề cá, Hiệp hội VASEP).
- Sau buổi làm việc của Bộ trưởng với đại diện EC tại Hà Nội, Tổ chức video conference với EC vào ngày 1/12/2017 về: (1) Cập nhật các giải pháp của Việt Nam về 09 khuyến nghị đã được EC đưa ra ngày 23/10/2017. (2) Kế hoạch triển khai đối thoại giữa hai bên trong các tháng tiếp theo.
- Trong khuôn khổ đàm phán song phương trong lĩnh vực thuỷ sản giữa Việt Nam và Philippines từ ngày 20-21/11/2017, phía Philippines đã chia sẻ kinh nghiệm gỡ thẻ vàng của EC với đoàn công tác của Việt Nam.
- Tiếp tục hỗ trợ, kết nối đưa doanh nghiệp và ngư dân sang khai thác tại Brunei (đoàn công tác: 12-14/12/2017).
- Phối hợp với Cơ quan Quản lý Thủy sản của Úc (AFMA) thực hiện chương trình truyền thông cộng đồng về chống IUU fishing thông qua việc tổ chức các buổi Hội thảo kết hợp giữa việc truyền thông và giáo dục nhận thức về vấn đề khai thác hải sản bất hợp pháp cho ngư dân (thực hiện 8-912/12 tại cảng Sa Kỳ và Bình Châu, tỉnh Quảng Ngãi).